Extended Realities, 03-25.09.2020, Manzi Art Space, Hanoi, Vietnam

thaonguyenphan_manzi.jpg

[PLEASE SCROLL DOWN FOR ENGLISH]

‘Đây là ngày …
…thời gian lặp lại?’

Manzi Art Space và Viện Goethe trân trọng giới thiệu ‘Đây là ngày …thời gian lặp lại?’ – một triển lãm của 5 nghệ sĩ đương đại Việt Nam: Võ Trân Châu, Nguyễn Huy An, Phan Thảo Nguyên, Nguyễn Trinh Thi và Trương Công Tùng.

Triển lãm: 04- 25.09.2020 (10.00 tới 19.00 hàng ngày, trừ thứ Hai)
Manzi Exhibition Space, số 2 Ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội
Vào cửa tự do

Như tên gọi, chủ đề xuyên suốt của cả triển lãm là THỜI GIAN bởi mọi tác phẩm trong triển lãm này đều là những cách ‘đo’, ‘tìm’, ‘tạo lập’, ‘thu thập’ thời gian/lịch sử và ký ức khác nhau của các nghệ sĩ, dù vô tình hay có chủ ý, từ việc tạo dựng một cách kể mới, một cái nhìn đa chiều về những bi kịch con người qua tác phẩm sắp đặt mang tính phù du ‘Tơ giáp hạt’ của Phan Thảo Nguyên tới quá trình dệt lại ký ức – một nỗ lực nhằm tiếp cận các phần lịch sử còn mơ hồ với loạt tranh thêu và cắt ghép mosaic của Võ Trân Châu;

Thời gian cũng hiện diện trong tác phẩm Bài tập số 2 của Nguyễn Huy An như một vế của phương trình toán học - thể hiện mối tương quan giữa bóng của một tượng đài và mặt trời vào các thời điểm khác nhau trong ngày mà anh đề nghị người xem lập để chiêm nghiệm sự tương tác giữa tự nhiên và phi tự nhiên, và bằng cách đó, trao họ cơ hội suy ngẫm về con người, xã hội và thiên nhiên.

Ở loạt tranh ‘Khi thời gian trôi qua những cái bóng (1 2 3 4 ...)’ của Trương Công Tùng, thời gian, ánh sáng, bóng tối lại được dùng làm chất liệu. Với series tác phẩm khá mạnh về mặt thị giác này, Tùng đã thiết lập một lớp trần thuật mạch lạc về thời gian nhưng lại ngầm gây bối rối với những hình ảnh, thông tin đan xen giữa sự thật và hư cấu.

Tác phẩm ‘Mười một người đàn ông’ của Nguyễn Trinh Thi có lẽ là tác phẩm duy nhất trong triển lãm không chủ ý làm về lịch sử hay một tuyến tính thời gian cố định nào, nhưng Thi lại sử dụng các phim ít nhiều theo thứ tự thời gian, và vì vậy, một cách tự nhiên, tác phẩm của cô đã mở cho người xem cơ hội chiêm nghiệm và kết nối với các thời kỳ và mốc thời gian khác nhau của lịch sử Việt Nam.

‘Đây là ngày …thời gian lặp lại?’ sẽ mở cửa từ ngày 04 tới hết 26 tháng 9 năm 2020 tại không gian triển lãm của Manzi, số 2 Ngõ Hàng Bún. Vào cửa tự do.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho cộng đồng trong thời điểm này, triển lãm giới hạn 10 người xem/ một lượt. Khán giả nên đeo khẩu trang và rửa tay trước khi vào triển lãm.

Sự kiện thuộc chương trình nghệ thuật của Manzi do Viện Goethe hỗ trợ

Đối tác truyền thông: Hanoi Grapevine http://hanoigrapevine.com/

***
‘Extended Realities’ – a group exhibition at Manzi

Manzi Art Space and the Goethe Institut are pleased to present ‘Extended Realities’ – a group exhibition featuring works from five contemporary artists of Vietnam: Võ Trân Châu, Nguyễn Huy An, Phan Thảo Nguyên, Nguyễn Trinh Thi and Trương Công Tùng.

Exhibition: 04- 25.09.2020 (10.00am - 7.00pm, Tues to Sun)
Manzi Exhibition Space, No. 2 Ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội
Free Admission

Through a minimalist installation, a video art piece, an ephemeral installation and a series of 10 multimedia paintings, ‘Extended Realities’ examines how the artists are working with ideas of time, memory and history.

Drawing from literature, philosophy and daily life, artist Phan Thảo Nguyen observes ambiguous issues in social conventions and history. Nguyên’s work ‘Hunger Thread’ is part of her personal interpretation of the rarely discussed 1945 famine in Vietnam. This ephemeral installation consists of hundreds of raw jute balls scattered throughout the exhibition space. These jute balls can be blown away by the wind or kicked or stepped on by the viewers. In this work, the artist proposes a more nuanced approach to personal and historical tragedies using a new perspective on history and narration, and an artistic medium. Meanwhile, artist Võ Trân Châu recreates collective memories via her embroidery and mosaic artworks depicting long gone architectural structures or historical figures, in an attempt to access obscured or unwritten histories of Vietnam.

In contrast with Châu and Thảo Nguyên, artist Trương Công Tùng considers time as one medium for his series of paintings ‘The time of passing shadows (1 2 3 4...)’. In this intriguing series, Tùng sets out a layered narrative of time that is coherent yet tacitly perplexing, with images and information interleaved with fact and fiction

Time and history are always central themes in Nguyễn Huy An’s research. In this exhibition, Huy An presents a minimalist installation entitled ‘Exercise No. 2’ which forms part of his ongoing project inspired by the undeniable significance of Lenin as a political figure in the history of the country. The work is created following the artist’s study of the changing shadows of a public sculpture of Lenin over the course of one day, according to the time and position of the sun.

Nguyễn Trinh Thi’s practice as a moving image artist has consistently engaged with memory and history, and her work ‘Eleven Men’ is no exception. ‘Eleven Men’ is composed of scenes from a range of Vietnamese classic narrative films featuring the same central actress, Nhu Quynh. Spanning three decades of her legendary acting career, this multilayered work has created a personal connection with and contemplation of the complicated history of Vietnam.

‘Extended Realities’ will open from 04 to 26 Sep 2020 at Manzi, No. 2 Ngõ Hàng Bún. Admission in free.

Please note: In light of the current Coronavirus developments, we can only accommodate a maximum of 10 visitors per time slot at the exhibition. Visitors are requested to wear mask and wash hands before coming in.

The exhibition is part of Manzi’s Art Programme supported by Goethe-Institut Hanoi.